BANNER

Đổi mới phương pháp học tập của học sinh

Thứ sáu - 26/10/2018 08:20
Nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho chu cầu hiện đại hóa của đất nước và thế giới, vì thế học sinh chúng ta cần phải thật sự năng động và sáng tạo không ngừng trong học tập để trở thành một công dân tốt cho xã hội, nhưng không ít các bạn học sinh đang phải loay hoay với đóng bài vỡ phức tạp hàng ngày nhưng hiệu quả mang lại không cao chính vì thế chúng ta cần phải thay đổi phương pháp học tập sao cho phù hợp để có thể tiếp thu được kiến thức một cách trọn vẹn nhất học khôn ngoan mà không gian nan. Sau đây, tôi xin đưa ra một số phương pháp học tập cụ thể để các em học sinh cùng tham khảo:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
Nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho chu cầu hiện đại hóa của đất nước và thế giới, vì thế học sinh chúng ta cần phải thật sự năng động và sáng tạo không ngừng trong học tập để trở thành một công dân tốt cho xã hội, nhưng không ít các bạn học sinh đang phải loay hoay với đóng bài vỡ phức tạp hàng ngày nhưng hiệu quả mang lại không cao chính vì thế chúng ta cần phải thay đổi phương pháp học tập sao cho phù hợp để có thể tiếp thu được kiến thức một cách trọn vẹn nhất học khôn ngoan mà không gian nan. Sau đây, tôi xin đưa ra một số phương pháp học tập cụ thể để các em học sinh cùng tham khảo:
Học tập  là một quá trao đổi thông tin trong đó có ba hoạt động chính của não là tiếp cận thông tin, ghi nhớ thông tin và nhớ lại thông tin đã có trong bộ não. Chính vì thế chúng ta cần kết hợp 3 quá trình này một cách nhuần nhuyễn để có thành tích tốt trong học tập.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những hoạc sinh có thành thích cao trong học tập đều có chung 10 bước
Có niềm tin cực đại
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Quản lý tốt thời gian
Đọc nhanh
Lọc ra thông tin chính.
Ghi chú rõ ràng
Ghi nhớ bằng cả bộ não
Ứng dụng lý thuyết vào thực tế
Ôn bài định kì
Kỹ năng làm bài thi.
Điều đầu tiên để đạt được thành công là chúng ta phải có 1 bước chuẩn bị thật kĩ càng: “nếu chúng ta phải chặt 1 cái cây trong vòng 6 tiếng thì phải dành ra 4 tiếng để mài sắt lưỡi rìu”. Bước chẩn bị này rất quan trọng, làm tiền đề để các bước tiếp theo thành công
Đặt niềm tin vào bản thân
Điều đầu tiên để học tập tốt là tin vào khả năng vốn có của bạn, tin tưởng vào bộ não mà bạn đang sở hữu, chúng ta đều chỉ có một bộ não, tất cả các bộ não đều có cấu tạo giống nhau ngay cả các thiên tài và chúng ta đều có chung một cấu tạo
Trong bộ não của chúng ta có hàng tỷ tỷ tế bào não;
Một trăm tỉ nơ ron
Hai mươi nghìn mối liên kết giữa các nơ ron
Bảy loại hình thông minh
Bốn bước song và ba bộ não trong một
Chính vì vậy hãy tự tin vào khả năng của mình. Chúng ta có thể học bất cứ điều gì nếu chúng ta có đủ niềm tin và phương pháp.
Đặt mục tiêu rõ ràng:
Bước thứ hai để thành công trong học tập là cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng:
Mỗi ngày chúng ta cần phải dành ra 20 phút để vạch ra chiến lượt họ tập và đặt ra các mục tiêu cụ thể như chúng ta sẽ thi vào trường đại học nào, với bao nhiêu điểm, từ đó lặp ra các việc làm chi tiết để đạt được mục tiêu như một ngày phải dành thời gian bao nhiêu để học tập, bao lâu để giải trí, bao lâu để phụ giúp việc nhà,.. và phải có một thời gian biểu để quán lý các việc làm của chúng ta trong ngày như mấy giờ chúng ta học toán, mấy giờ học hóa,.. trong thời gian học toán cần phải làm được ít nhất bao nhiêu bài.
Tất cả những việc đó chúng ta đều phải ghi ra giấy, việc ghi ra sẽ giúp chúng ta biến từ suy nghĩ thành hành động và dễ quản lý và kiểm soát thời gian.
Một trong những kẻ thù của thời gian là sự trì hoãn và thiếu tập trung.
Vd: bạn đặt ra mục tiêu giải 10 bài tập toán trong vòng 2 tiếng nhưng khi làm 3 bài đầu bạn chỉ mất 15 phút. Bạn tự nghĩ rằng 7 bài còn lại mình chỉ cần 45 phút là giải xong vậy sẽ vượt dự kiến 1 tiếng đồng hồ cho nên bây giờ nghĩ giải lao 15 phút lước facebook cập nhật thông tin cũng không sao. Nhưng các bạn lên mạng commend vài status, trả lời vài tin nhắn lai dạo vài tấm hình, xem người ta yêu nhau, chửi nhau, khen nhau đủ thứ chuyện rồi chợt nhận ra mình đã dùng 45 phút thay vì 15 phút. Các bạn vội vàng quay về bàn học làm các bài tiếp theo nhưng những bài còn lại không dễ như trước, các bạn cảm thất mệt mỏi khi bài còn nhiều nhưng trời đã khuya, bắt đầu lo lắng và cảm thấy áp lực, các bạn than trách với phụ huynh rằng thầy cô áp bức, bốc lột sức học tập của mình và tự cho mình đi ngủ sớm để lấy lại sức. các bạn đặt đồng hồ 5h 5h15, 5h20 để mong rằng mình sẽ dậy sớm làm vài bài. Xong tới 6h30 các bạn vẫn còn ngủ, tới trường thì vội vàng mượn vở bài tập của người khác chép vội vàng, chữ nào không đọc được thì vẽ lại y như vậy chứ cúng không cần hỏi. cứ như vậy các bạn bị vướng vào vòng luẩn quẩn hành ngày hành tuần, hành tháng và cả đời học sinh.
Giải pháp: trước khi làm bài cần phải ghi rõ ràng thấy hậu quả nếu không làm hết bài tập như: sẽ bị điểm không, vào sổ đầu bài, đứng trước trụ cờ, bị mời họp phụ huynh, rớt học sinh tiên tiến, rớt đạt học, thành người thất nghiệp… để từ đây các bạn cảm nhận rõ hậu quả của sự lười biến, tạo động lực để các bạn học tập
Tự nghiên cứu:
Tự nghiên cứu là việc làm hết sức hiệu quả trong học tập bchúng ta phải đọc trước bài học trước khi đến lớp tự mình đánh giá xem mình đã biết gì về chủ đề này, mình cần biết gì về lĩnh vực này vào ngày mai. Để đuổi kịp tốc độ của tiết học.
Tự nghiên cứu sẽ giúm bạn hào hứng hơn trong học tập, cảm thấy mình làm chủ được kiến thức, đồng thời giúp các bạn ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng.
Chuyển từ học lệch sang học đều các môn
Hiện tượng HS học lệch, chỉ tập trung vào những môn học chính, những môn hướng đến khối thi vào ĐH hay các trường chuyên, lớp chọn, không quan tâm đến học toàn diện, đặc biệt không chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất… đang diễn ra khá phổ biến, học lệch có rất nhiều tác hại như:  HS ngày càng chán học môn Sử thì  không am hiểu lịch sử nước nhà, không giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử hào hùng của dân tộc; HS không coi trọng môn Toán nên kiến thức xử lý tính toán nhẩm nhanh chậm chạp, phụ thuộc toàn bộ vào máy tính; HS lười học Văn, câu văn ngô nghê, không có cảm thụ văn chương, sau này vào đời không biết tạo ra văn bản…. Chúng ta có thể học mà dành ưu ái hơn cho các môn yêu thích và theo định hướng nghề, nhưng vẫn nên dành thời gian xứng đáng cho các môn học khác, đó là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp chúng ta học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn.
Sử dụng sơ đồ tư duy thay vì học hết tất cả
Tất chúng ta luôn cố gắng nhét 100% lượng thông tin  có được từ một bài giảng hay một quyển sách vào đầu. Và với phương pháp giảng dạy như hiện nay: lấy các môn học làm trung tâm, bắt người học phải học – phải hiểu – phải ghi nhớ các học thuyết và các sự kiện, tên gọi, các ý tưởng tổng quát của hàng tá các môn học của các ngành học. Điều này càng khiến cho người học cảm thấy quá tải, chán học và sợ thi. Nếu chúng ta sử dụng sơ đồ tư duy, chỉ lọc những ý chính thì chúng ta sẽ tiếp kiệm được thời gian học và có thể học dễ hơn, nhất là ghi nhớ nhanh và không quên. Sơ đồ tư duy còn có các tác dụng khác như là: truyền đạt thông tin dễ dàng ngắn gọn, tạo cho chúng ta có sự sáng tạo cao và luyện tập khả năng phân tích chọn ý,…
Khai triển các ý phụ nếu còn thời gian:
Chọn thời điểm và không gian yên tĩnh.
Không điện thoại không tivi, không máy tính, các thông tin cần tra cứu mạng phải liệt kê rõ ràng có thứ tụ ưu tiên để tra cứu vào thời gian riêng biệt tránh tình trạng vừa học vừa tra mạng sẽ bị các quảng cáo dụ dỗ mất thời gian.
Học buổi sáng là tốt nhất. Không thức đêm nhiều, nhất là trước kỳ thi.
Không học khi vừa ăn xong.
Tập thể dục thể thao thường xuyên
Sử dụng đồng hồ sinh học để biết được thời gian nào trong ngày là làm bài tập, thời gian nào học bài mau thuộc (ví dụ: vào 7 – 9 giờ tối là thời gian làm bài tập hiệu quả….)
Nếu muốn phát triển muốn vươn lên thì chúng ta cần phải thay đổi phương pháp học sao cho hợp lý và phù hợp, nếu chúng ta không đổi mới thì sẽ tụt hậu với thời đại. Và chắc rằng mỗi bạn sẽ có cách đổi mới riêng sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
Trên đây là những ý kiến của tôi về vấn đề đổi mới phương pháp học tập rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các bạn và các em học sinh.

Tác giả: Nguyễn Anh Quân - Tổ Toán

Nguồn tin: Trường THPT Tuần Giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

Số: 2866/SGDĐT-GDTrH

Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023-2024

: 1702020586

lượt xem: 228 | lượt tải:74

Số: 2802 /SGDĐT-GDTrH

Tổ chức Cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2023 - 2024

: 1702019882

lượt xem: 488 | lượt tải:39

3159/SGDĐT-GDTX-GDCN

Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2019.

: 1575345682

lượt xem: 589 | lượt tải:264
Tìm kiếm tài liệu

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi