BANNER
Giai đoạn 1: Hình thành.

Giai đoạn 1: Hình thành.

  •   13/10/2014 04:27:12
  •   Đã xem: 3529
  •   Phản hồi: 0
Từ 1966 đến 1976 trường THPT Tuần Giáo được hình thành, tiền thân là trường cấp 2 - 3 Tuần Giáo. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về việc từng bước thực hiệnvà hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền núi, trước hết là quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; mặt khác, nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đông đảo học sinh và nhân dân các dân tộc huyện nhà tháng 09 năm 1966, trường THPT Tuần Giáo được thành lập với tên gọi ban đầu là: Trường cấp 2 - 3 Tuần giáo; Hiệu trưởng là thầy giáo Trương Minh Kính, hiệu phó: Thầy Trần Ngọc Khuê. Sinh ra trong thời kì cả nước có chiến tranh, miền Bắc gánh vác hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN và thống nhất đất nước, nhiệm vụ chính trị của nhà trường không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, dạy người với khẩu hiệu " Tiên học lễ, hậu học văn" mà còn phải tích cực bồi dưỡng lý tưởng sống, tinh thần độc lập dân tộc kết hợp với ý thức hành động trực tiếp chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương và thực tế, đã có bao em học sinh của nhà trường đã dâng những lá đơn tình nguyện được viết bằng máu của chính mình để mong được nhập ngũ trong hàng quân chiến đấu. Trong số đó đã có không ít em mãi mãi không bao giờ trở về nữa, nhưng đã góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước và dân tộc Việt Nam. Điều đó chứng tỏ rằng: Sức mạnh giáo dục của nhà trường và vai trò của các thầy cô giáo có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Tất nhiên, đó mới chỉ là tiền đề, là ành trang cho sự nghiệp giáo dục của Trường THPT Tuần Giáo.
Giai đoạn 2: Ổn định và phát triển.

Giai đoạn 2: Ổn định và phát triển.

  •   13/10/2014 04:26:08
  •   Đã xem: 3282
  •   Phản hồi: 0
Sự kiện lịch sử trọng đại mở ra trang mới cho lịch sử nhà trường là ngày 30 tháng 04 năm 1975, Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước đã hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ, vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã chính thức được tiến hành tháng 12 năm 1976, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới trong đó nền giáo dục phải được cải cách thống nhất, gắn chặt và phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh thời bình.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong điều kiện mới, tháng 09 năm 1976, được sự quan tâm của Uỷ ban hành chính huyện Tuần Giáo, cùng sự ủng hộ, đóng góp sức người sức của nhân dân địa phương, thầy trò trường cấp 3 Tuần Giáo lại di chuyển đến một địa điểm mới, chính thức tách trường cấp 3 và cấp 2. Đó chính là ngôi trường 2 tầng khang trang của trường THPT Tuần giáo hôm nay.
Giai đoạn 3: Đổi mới để phát triển

Giai đoạn 3: Đổi mới để phát triển

  •   13/10/2014 04:24:30
  •   Đã xem: 3376
  •   Phản hồi: 0
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mở ra một thời kỳ mới toàn diện của đất nước. Đại hội nhận thức rõ: Chủ nghĩa kinh nghiệm duy ý chí là gánh nặng, trói buộc sức sản xuất dấn đến đói nghèo, lạc hậu. Do đó khởi xướng và tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ tư duy đến hành động trên cơ sở nhìn nhận đúng sự thật những hậu quả tai hại do cơ chế quan liêu để lại, cương quyết xoá bỏ nó, thay thế bằng cơ chế hoạch toán kinh doanh XHCN, mở rộng tầm quản lý vĩ mô về mặt nhà nước bằng kinh tế hàng hoá phát triển nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Giai đoạn 4: Phát triển bền vững.

Giai đoạn 4: Phát triển bền vững.

  •   13/10/2014 04:23:23
  •   Đã xem: 1849
  •   Phản hồi: 0
"Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng trong thúc đẩy sự nghiệp cộng nghiệp hoá hiện đại hoá là điêù kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững " đó là quan điểm giáo dục của Đảng, được trình bày tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đó là một trong những chính sách lớn thể hiện tư tưởng và tầm chiến lược của Đảng. Ngay từ cuối 1980 và trong suốt thập kỷ tiếp theo tới nay, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về giáo dục đào tạo nhằm đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo lên một tầm cao mới, phục vụ tốt hơn nữa cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - ổn định chính trị của đất nước. Với quan điểm ấy, kết luận của hội nghị trung ương VI khoá IX nêu rõ " Tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương II khoá VIII, và phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo từ nay đến năm 2005 và năm 2010 " tiếp thu tinh thần chỉ đạo của trung ương, ban chấp hành đảng bộ tỉnh Điện Biên đã đề ra chương trình hành động, xác định những mục tiêu cụ thể về giáo dục của tỉnh nhà. Để thực hiện được công cuộc đổi mới giáo dục của Đảng, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trường THPT Tuần giáo trong điều kiện mới tiếp tục khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Giai đoạn 5: Vững bước tiến lên.

Giai đoạn 5: Vững bước tiến lên.

  •   13/10/2014 04:22:04
  •   Đã xem: 1731
  •   Phản hồi: 0
Năm học 2006 -2007 là năm bắt đầu thực hiện chặng thứ 5 của quá trình phát triển và trưởng thành của nhà trường, cũng là năm đầu các trường THPT trong cả nước thực hiện chương trình thay sách và học phân hóa với việc học tự chọn nâng cao và tự chọn bám sát những môn cơ bản. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm đào tạo ra những thế hệ công dân Việt Nam vừa có kiến thức phong phú, vừa có trình độ năng lực chuyên môn vững chắc.. Giai đoạn từ năm 2007-2010 cũng là những năm thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm như “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ,“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”... của ngành. Để đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi thầy và trò đều phải cố gắng. Các thầy cô đều phải thực sự tận tâm với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu vươn lên để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Vững bước phát triển

Vững bước phát triển

  •   13/10/2014 04:20:16
  •   Đã xem: 2423
  •   Phản hồi: 0
Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, năm 2010 là năm đánh dấu nhiều đổi thay của trường THPT Tuần Giáo. Đó là sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy- học, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất,cảnh quan mổi trường, đặc biệt là sự lớn mạnh về uy tín của nhà trường đối với nhân dân các dân tộc trong huyện và của ngành giáo dục tỉnh Điện Biên. Từ năm 2000, trường THPt Tuần Giáo đã xúc tiến triển khai các dự án xây dựng thêm 10 phòng học, và khu nhà đa năng, hiệu bộ 3 tầng. Được sự quan tâm giúp đỡ của ngành giáo dục ttinhr Điện Biên và của UBND huyện Tuần Giáo, đến năm 2008 dự án xây dựng trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên những gì thực tế nhà trường có ngày hôm nay không thể không nói đến công sông sức của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh.Trường THPT Tuần Giáo có 2 sân bóng chuyền, một sân bóng rooe,2 sân cầu lông....có những thiết bị thể thao phù hợp với nhu cầu của học sinh và giao viên. Trong trường có vườn hoa cây cảnh, ghế đá được bài trí phù hợp tạo nên cảnh quan đẹp mắt...Đó là nhừ sự hảo tâm của ác bậc phụ huynh và sự đóng góp của các thầy cô giáo.
Văn bản mới

Số: 2866/SGDĐT-GDTrH

Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023-2024

: 1702020586

lượt xem: 195 | lượt tải:69

Số: 2802 /SGDĐT-GDTrH

Tổ chức Cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2023 - 2024

: 1702019882

lượt xem: 399 | lượt tải:39

3159/SGDĐT-GDTX-GDCN

Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2019.

: 1575345682

lượt xem: 557 | lượt tải:264
Tìm kiếm tài liệu

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi