Trường THPT Tuần Giáohttp://thpt-tuangiao-dienbien.edu.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 13/10/2014 04:26
Sự kiện lịch sử trọng đại mở ra trang mới cho lịch sử nhà trường là ngày 30 tháng 04 năm 1975, Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước đã hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ, vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã chính thức được tiến hành tháng 12 năm 1976, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới trong đó nền giáo dục phải được cải cách thống nhất, gắn chặt và phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh thời bình. Nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong điều kiện mới, tháng 09 năm 1976, được sự quan tâm của Uỷ ban hành chính huyện Tuần Giáo, cùng sự ủng hộ, đóng góp sức người sức của nhân dân địa phương, thầy trò trường cấp 3 Tuần Giáo lại di chuyển đến một địa điểm mới, chính thức tách trường cấp 3 và cấp 2. Đó chính là ngôi trường 2 tầng khang trang của trường THPT Tuần giáo hôm nay.
Giai đoạn 2: Từ 1976 đến 1986. Ổn định và phát triển.
Sự kiện lịch sử trọng đại mở ra trang mới cho lịch sử nhà trường là ngày 30 tháng 04 năm 1975, Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước đã hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ, vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã chính thức được tiến hành tháng 12 năm 1976, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới trong đó nền giáo dục phải được cải cách thống nhất, gắn chặt và phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh thời bình.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong điều kiện mới, tháng 09 năm 1976, được sự quan tâm của Uỷ ban hành chính huyện Tuần Giáo, cùng sự ủng hộ, đóng góp sức người sức của nhân dân địa phương, thầy trò trường cấp 3 Tuần Giáo lại di chuyển đến một địa điểm mới, chính thức tách trường cấp 3 và cấp 2. Đó chính là ngôi trường 2 tầng khang trang của trường THPT Tuần giáo hôm nay.
Do điều kiện đất nước vừa trải qua chiến tranh nên đời sống kinh tế xã hội của cả nước cũng như của địa phương gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp vẫn còn đề nặng, sản xuất chậm phát triển. Nhiều khi thu không đủ chi. Mọi vấn đề liên quan đến tài chính đều phải trông chờ ở đồng vốn bao cấp ít ỏi của nhà nước. Không còn chỗ dựa nào khác, thầy trò cùng phụ huynh lại cùng nhau "bạt núi, san đồi " gây dựng dần dần cơ sở vật chất, tích cực phục vụ cho cho việc dạy và học. Nhà trường đã phải vượt qua bao khó khăn gian khổ. Ví như mùa thi năm 1980 - 1981, giữa lúc đang thi tốt nghiệp, gió bão ập đến, nhà cửa xiêu vẹo, lều mái rách nát, phải dừng thi sửa nhà rồi mới lại tiếp tục.
Và đâu chỉ có vậy? khó khăn càng ngày càng có phần gia tăng. Đời sống của nhân dân cũng ngày một khó khăn hơn. Trình độ dân trí phổ biến còn thấp; Tiêu cực xã hội nảy sinh ngày một nhiều. Nhận thức về việc học tập có phần sa sút. Đời sông sinh hoạt của thầy cô giáo gặp nhiều khó khăn; Đồng lương không đủ nuôi sống con người. Tình trạng học sinh hư, học sinh bỏ học giữa chừng có phần gia tăng. Tình trạng giáo viên bỏ nghề diễn ra nhiều ở các tỉnh phía nam... Tất cả những hiện tượng đó đã ảnh hưởng không ít đến tư tưởng tình cảm của thầy và trò nhà trường, nhất là đối với các thầy cô giáo từ miền xuôi, xa gia đình lên Lai Châu công tác nói chung và lên công tác tại trường THPT Tuần Giáo nới riêng.
Nhưng dưới sự lãnh đạo và quân tâm sâu sắc của Huyện uỷ, HĐND và UBNN huyện; sự chỉ đạo kịp thời của Ty giáo dục Lai Châu, cùng sự năng động sáng tạo của tập thể chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường, với tinh thần đoàn kết nhất trí, vượt qua mọi khó khăn tập thể giáo viên của nhà trường đã kịp thời động viên nhau, quyết tâm xây dựng nhà trường bước đầu ổn định và phát triển.
Nhiều thầy cô giáo đã phấn đấu trở thành những chiến sỹ thi đua, những giáo viên giỏi ... Hầu hết các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên của nhà trường đều đạt lao động tiên tiến. Hai tổ: Khao học tự nhiên và khoa học xã hội liên tục đạt danh hiệu "tổ lao động xã hội chủ nghĩa ". Nhà trường được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc với chất lượng chuyển lớp và đỗ tốt nghiệp cao, thường là từ 85% trở lên. Khoá học 1985 -1986 chất lượng đỗ tốt nghiệp 100%, trong đó học sinh Vũ Thị Đào lập kỷ lục học sinh xếp loại giỏi về văn hóa, thi đỗ tốt nghiệp loại giỏi với tổng số điểm là 36.
Nhà trường còn liên kết với trại chăn nuôi Tuần Giáo, phát triển kinh tế ngoài kế hoạch, góp phần hỗ trợ giảm bớt khó khăn trong đời sống thầy cô giáo cũng như một số hoạt động tập thể của nhà trường.
Tất cả những thành tích trên đã chứng tỏ rằng: Trong khó khăn nhưng nhà trường vẫn không lùi bước. Trong gian khổ mà tập thể thầy và trò vẫn cùng "đồng cam cộng khổ" cùng nhau vươn lên. Đúng là "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Càng khó khăn, gian khổ bao nhiêu thì những thành tích đem lại cho nhà trường càng lớn và có giá trị hơn nhiều.
Thật là "tiếng lành đồn xa", từ thực tế phấn đấu của nhà trường, tin tưởng ở chất lượng giảng dạy và giáo dục của tập thể giáo viên nhà trường, nhiều học sinh không ngại xa xôi đã tìm về học tại trường: Mường Ảng, Mường Mùn, Chiềng Sinh, Búng Lao... Từ một ngôi trường quy mô nhỏ đã hai lần tưởng như không còn tên tuổi nữa vì không có học sinh theo học, nay đã lên tới một con số khó có thể tin được, đó là 12 lớp với 550 học sinh.
Những con số ấy sẽ mãi mãi là những dấu son trong lịch sử nhà trường. Những con số ấy sẽ tạo đà và thúc đẩy nhà trường phải nhanh chóng có sự đổi mới, bứt phá vươn lên để kịp thời hoà hợp với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.