BANNER

Giai đoạn 3: Đổi mới để phát triển

Thứ hai - 13/10/2014 04:24

Giai đoạn 3: Đổi mới để phát triển

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mở ra một thời kỳ mới toàn diện của đất nước. Đại hội nhận thức rõ: Chủ nghĩa kinh nghiệm duy ý chí là gánh nặng, trói buộc sức sản xuất dấn đến đói nghèo, lạc hậu. Do đó khởi xướng và tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ tư duy đến hành động trên cơ sở nhìn nhận đúng sự thật những hậu quả tai hại do cơ chế quan liêu để lại, cương quyết xoá bỏ nó, thay thế bằng cơ chế hoạch toán kinh doanh XHCN, mở rộng tầm quản lý vĩ mô về mặt nhà nước bằng kinh tế hàng hoá phát triển nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Giai đoạn 3: Từ 1986 đến 1996. Đổi mới để phát triển
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mở ra một thời kỳ mới toàn diện của đất nước. Đại hội nhận thức rõ: Chủ nghĩa kinh nghiệm duy ý chí là gánh nặng, trói buộc sức sản xuất dấn đến đói nghèo, lạc hậu. Do đó khởi xướng và tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ tư duy đến hành động trên cơ sở nhìn nhận đúng sự thật những hậu quả tai hại do cơ chế quan liêu để lại, cương quyết xoá bỏ nó, thay thế bằng cơ chế hoạch toán kinh doanh XHCN, mở rộng tầm quản lý vĩ mô về mặt nhà nước bằng kinh tế hàng hoá phát triển nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 06 năm 1991) tiếp tục hoàn thiện bằng cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, dân giầu nước mạnh, xã hội văn minh” đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Với mục tiêu công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Ai cũng được đi học, đảm bảo cho người nghèo đi học là một vẫn đề có nguyên tắc". Tư tưởng lớn của thời đại cũng được khẳng định lại một lần nữa qua mục tiêu của giáo dục là "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Sự nghiệp giáo dục phải được phát triển theo hướng xã hội hoá. Nghĩa là phải huy động tổng lực các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác giáo dục. Giáo dục phải được đa dạng hoá về hình thức đào tạo, hiện đại hoá về nội dung, phương pháp và trang thiết bị giáo dục.
Nhằm thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, hơn nữa để có đủ thời gian chuẩn bị và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, tích cực phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong điều kiện mới, nhà trường lại một lần nữa chuyển tới địa điểm mới đó là khu đồi Bản Noong gần Trường Bổ túc cán bộ.
Trong điều kiện vừa xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, bước đầu không khỏi đột ngột hụt hẫng. Điều kiện kinh tế đất nước có phần khó khăn hơn hơn. Đời sống nhân dân cũng khó khăn hơn gấp bội. những khó khăn trong đời sống sinh hoạt của thầy cô giáo vẫn chưa được tháo gỡ. Hiện tượng thầy cô giáo sao nhãng nghề nghiệp đi làm kinh tế hay xin nghỉ tự túc, nghỉ theo chế độ thanh toán 1 lần... đã diễn ra ở một số trường bản trong tỉnh, hiện tượng tiêu cực xã hội, hiện tượng học sinh hư do ảnh hưởng của những tiêu cực xã hội đã và ảnh hưởng không ít đến tư tưởng tình cảm của tập thể giáo viên trong nhà trường.
Tuy nhiên, vốn là một tập thể có nội bộ đoàn kết thống nhất, có chi bộ Đảng vững mạnh, có đội ngũ Ban giám hiệu năng động sáng tạo, có kinh nghiệm dày dạn và năng lực dồi dào, sau 10 năm đổi mới đã tạo cho nhà trường mặt bằng tương đối ổn định và vững chắc trên tất cả các phương diện như: Công tác tổ chức xây dựng đội ngũ, chất lượng đào tạo và kiến trúc cơ sở vật chất.
Cụ thể là:
Về cơ sở vật chất: Sau hơn 10 năm phấn đấu bằng mọi nguồn kinh phí và nhân lực vận động được, đặc biệt nhờ có sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, nhà trường đã có được một cơ ngơi trường lớp khang trang với những trang thiết bị khá hiện đại đủ điều kiện để tổ chức và phát triển sự nghiệp giáo dục theo su hướng hiện đại. Bao gồm phòng học, phòng làm việc và hệ thống nhà xưởng, gắn sự nghiệp " Học đi đôi với hành " như Mộc, May, ươm gieo cây giống...
Về đội ngũ giáo viên: Từ chỗ còn thiếu nhiều giáo viên, giáo viên phải dạy kê dạy chéo, sau 10 năm đổi mới, nhà trường đã có một lượng giáo viên khá đầy đủ ở các bộ môn theo biên chế ngành giáo dục. Nhiều thầy cô giáo từ miền xuôi lên đã yên tâm ở lại cộng sự lâu dài với nhà trường. Ở một số bộ môn đã xuất hiện những cốt cán chuyên môn khá sâu sắc về kiến thức, dầy dặn về kinh nghiệm và phương pháp giáo dục, góp phần nâng cao uy tín của nhà trường đối với nhân dân cũng như chính quyền địa phương.
Chất lượng giáo dục và đào tạo cũng được nâng cao hơn nhiều. Chỉ tiêu chuyển lớp hàng năm đạt từ 85% trở lên. Chất lượng tốt nghiệp phổ thông trung học nhiều năm đạt 100% ( 1992, 1993, 1994) những năm đó nhà trường liên tục có học sinh giỏi đạt giải quốc gia. Đạo đức học sinh cũng có sự tiến bộ rõ rệt, từ chỗ còn 7% học sinh xếp loại yếu kém về đạo đức năm 1982 nay đã hoàn toàn được xoá sổ.

Tác giả: Nguyễn Anh Quân

Nguồn tin: Trường THPT Tuần Giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Số: 2866/SGDĐT-GDTrH

Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023-2024

: 1702020586

lượt xem: 195 | lượt tải:69

Số: 2802 /SGDĐT-GDTrH

Tổ chức Cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2023 - 2024

: 1702019882

lượt xem: 399 | lượt tải:39

3159/SGDĐT-GDTX-GDCN

Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2019.

: 1575345682

lượt xem: 558 | lượt tải:264
Tìm kiếm tài liệu

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi