Trường THPT Tuần Giáohttp://thpt-tuangiao-dienbien.edu.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 03/11/2016 23:06
Theo các chuyên gia dân số, trong 30 năm qua dân số nước ta đều tăng là tăng, tuy nhiên có một số dân tộc đang bị suy giảm dân số, đặc biệt là những dân tộc rất ít người. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đang có chiều hướng gia tăng … Thực hiện kế hoạch của nhà trường, ngày 17 tháng 10 năm 2016 Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức ngoại khóa truyền thông chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Nguyên nhân của thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trước hết là do bị ảnh hưởng bởi sức ép về phong tục tập quán - tập tục kết hôn sớm đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người. Cái lý để đồng bào chưa từ bỏ hôn nhân cận huyết thống là do họ coi đây là văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Một số dân tộc thiểu số quan niệm rằng: chỉ cùng họ hàng, dòng máu lấy nhau thì mới yêu thương nhau, mới giữ được của cải vật chất không đi khỏi gia đình mình, dòng họ mình. Lấy trong họ tộc để của cải không bị mang đi đến họ tộc khác, vợ chồng cũng không bỏ được nhau. Suy nghĩ này đã thấm sâu trong đời sống từ bao đời nay trong cộng đồng nhiều dân tộc thiểu số sinh sống trên những vùng núi cao, vùng sâu. Cùng với đó là do trình độ dân trí thấp, nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế, địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nên phần lớn người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin, chưa hiểu rõ những hệ lụy từ tảo hôn. Trước thực trạng nhận thức của người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số về pháp luật hôn nhân gia đình ở Điện Biên đang hạn chế; trường THPT Tuần Giáo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết cũng như hậu quả, tác hại và những hệ lụy của vấn nạn này gây ra, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Do tập quán của người dân tộc thiểu số thường xuyên sống ở nương rẫy, nên các cấp chính quyền cần lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội; tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kiến thức về hôn nhân cận huyết, tảo hôn cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng dân tộc thiếu số để những đối tượng này trở thành đầu mối thông tin, tuyên truyền cho bà con; kết hợp tuyên truyền với phổ biến các biện pháp phòng ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; chú ý nêu gương người tốt việc tốt trong tuân thủ và chấp hành pháp luật về Luật Hôn nhân gia đình.