BANNER

Nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán

Thứ sáu - 26/10/2018 08:43
Chắc hẳn trong mỗi giáo viên chúng ta, ai cũng mong muốn học trò luôn chăm ngoan học giỏi, để gặt hái được nhiều kết quả cao, và một trong những điều thầy cô quan tâm nhiều nhất là : nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán, tôi cũng luôn trăn trở về điều đó. Chính vì thế tôi xin nêu một vài điều mà tôi học hỏi được từ đồng nghiệp qua những lần trao đổi, cũng như những lần dự giờ đồng nghiệp, đó là : “Một vài kinh nghiệm giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán”
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN
   Chắc hẳn trong mỗi giáo viên chúng ta, ai cũng mong muốn học trò luôn chăm ngoan học giỏi, để gặt hái được nhiều kết quả cao, và một trong những điều thầy cô quan tâm nhiều nhất là : nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán, tôi cũng luôn trăn trở về điều đó. Chính vì thế tôi xin nêu một vài điều mà tôi học hỏi được từ đồng nghiệp qua những lần trao đổi, cũng như những lần dự giờ đồng nghiệp, đó là : “Một vài kinh nghiệm giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán”
   Như quí thầy cô đã biết, hiện nay còn một bộ phận khá lớn học sinh lười học, chưa có tinh thần và thái độ học tập đúng đắn. Một số mất kiến thức cơ bản nên không theo kịp các bạn dẫn đến không thích học môn toán. Khả năng tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế, kĩ năng tính toán còn yếu.
   Với thực trạng đã nêu, thì việc dạy để các em hiểu và vận dụng giải được bài tập là công việc khó,đòi hỏi phải có lòng kiên trì, nhẫn nại. Để giải quyết vấn đề vừa nêu, đối với bản thân tôi thường xuyên trao dồi phương pháp giảng dạy, luôn chuẩn bị giáo án cẩn thận khi lên lớp. Điều đó, giúp tôi tự tin linh hoạt hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn
   Ngoài ra, đối với môn Toán trong kiểm tra đánh giá về hình thức đa số chỉ có bài tập, và do đặc thù đó tôi xin nêu một vài điều về việc chọn lọc bài tập trong giảng dạy toán.
   Thứ nhất, tôi lựa chọn bài tập sao cho phù hợp với khả năng của học sinh yếu, học sinh trung bình và theo chuẩn kiến thức do bộ qui định, cho các em các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, tránh sa đà vào việc giải các bài tập quá phức tạp làm các em nản lòng. Chúng ta nên lựa những bài các em có thể cùng nhau hợp tác làm, em biết làm chỉ cho những em không biết để giúp nhau cùng tiến bộ.
   Thứ hai, tôi đưa ra phương pháp giải rõ ràng đối với từng dạng bài tập, hướng dẫn thật cụ thể để các em yếu hiểu và giải được bài tập.
   Thứ ba, tôi luôn khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, lời giải của mình việc làm đó sẽ có hai tác dụng: nếu đúng thì các bạn trong lớp cùng học hỏi, nếu sai thì các bạn rút kinh nghiệm, tránh sai lầm tương tự. Chúng ta cũng nên động viên, an ủi các em học yếu để các em có niềm tin phấn đấu nhiều hơn nữa giúp các em học tập tốt hơn. Không nên có thái độ giận dữ, cáo gắt khi các em không giải được bài tập.
   Thứ tư, đối với việc đánh giá bài làm của học sinh, tôi không chỉ đưa ra lời nhận xét đúng hoặc sai mà cần giải thích rõ tại sao đúng dựa vào những kiến thức nào, sai thì sai ở đâu?
   Thứ năm, tôi cũng tạo môi trường học tập thoải mái, bình đẳng...để các em tham gia cộng tác nhiệt tình, có ý thức và trách nhiệm cao trong quá trình giải bài tập, gây hứng thú trong giờ giải bài tập
   Thứ sáu, tôi thường xuyên giao bài tập theo chủ đề cho từng nhóm nhỏ khoảng hai, ba em để các em cùng nhau thảo luận, rèn luyện kĩ năng giải toán. Sau đó, nộp lại để tôi xem các em hiểu bài đến đâu, để phát hiện các sai lầm trong khi giải bài tập, nhắc nhở các em, giúp các em tránh sai lầm tương tự khi làm bài tập.
   Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các em một số kinh nghiệm làm bài khi thi như sau:
   Cần đọc đề nhanh, bắt được ý chính, và tìm mối liên hệ giữa các dữ liệu với nhau. Ngoài việc tô vào phiếu TLTN thí sinh cần đánh dấu vào đề thi để so đáp án, tự chấm. Nên cầm bút chì ở tay phải và tay trái cầm tẩy, rèn việc tô và tẩy cho thành thạo, trơn tru.
   Hình học: Đọc đề, tưởng tượng ra mô hình trong đầu và vẽ hình nếu cần. Chỉ nên dùng bút chì và vẽ bằng tay. Tính toán ngay ở trên hình. Hạn chế viết nhiều, dùng ký hiệu hay trình bày như tự luận.
   Với những câu dễ: Cố gắng làm nhanh (khoảng 1 - 1,5 phút) nhưng không làm ẩu, chỉ nháp nếu cần thiết, dành thời gian cho các câu khó. Sử dụng máy tính hợp lý.
   Với những câu khó: Có thể dành nhiều thời gian hơn. Phối hợp các phương pháo khác nhau. Đưa về trường hợp đặc biệt. Thử các trường hợp của đáp số. Sử dụng máy tính hỗ trợ.
   Do đáp án không chia đều về số lượng các phương án A, B, C, D nên việc chỉ tô 1 phương án hay tô ngẫu nhiên là không hiệu quả. Thí sinh cần “lao động” để việc chọn đáp án có xác suất đúng cao nhất có thể. Thí sinh không nên đầu hàng trước khi hết giờ làm bài. Cần chiến đấu nhiệt tình đến phút thứ 90, chỉ nộp bài khi giám thị yêu cầu.
   Ngoài ra các em cần chú ý đến những lỗi thường gặp khi làm trắc nghiệm như:
   Đọc không kỹ đề bài: Đây là lỗi nguy hiểm, chẳng hạn đề yêu cầu tìm mệnh đề sai nhưng thí sinh lại đi tìm mệnh đề đúng. Đề cho đồ thị của f’(x) lại nhầm thành đồ thị của f(x). Thí sinh nên có thói quen gạch chân các từ quan trọng trong đề.
   Nhầm lẫn các khái niệm, các tính chất: chẳng hạn, thí sinh cho rằng hình chóp đều thì có tất cả các cạnh bằng nhau. Thí sinh nên học kỹ các khái niệm cơ bản. Phân biệt các tính chất hay nhầm.
   Xét không hết các trường hợp: Ví dụ như hệ số có tham số (xét bằng 0, khác 0), nghiệm của mẫu số cũng là nghiệm của tử số,... Thí sinh nên thường xuyên tự hỏi: Liệu kết quả có đáng tin cậy? Còn trường hợp nào khác không?
Không đặt điều kiện: Lỗi này thường dẫn đến việc thừa nghiệm của phương trình, bất phương trình. Thí sinh nên có thói quen đặt điều kiện và giải đúng điều kiện trước khi biến đổi biểu thức đại số.
   Biến đổi sai, tính toán sai: Như chuyển vế không đổi dấu, bình phương không tương đương, không quan tâm đến cơ số khi giải bất phương trình mũ,... Để khắc phục, thí sinh nên có thói quen biến đổi 2 lần, kiểm tra lại tính toán ngay lúc đấy hoặc thử lại bằng máy tính.
   Ngộ nhận về kết quả tổng quát khi mới biết trường hợp riêng:Ví dụ như, khi giải phương trình, thí sinh “mò” được 1 nghiệm và vội vã kết luận ngay, trong khi có thể còn thiếu nghiệm.
   Bấm máy tính sai: Chẳng hạn như bị thiếu dấu ngoặc hay để nhầm đơn vị góc là độ trong khi cần đơn vị là radian. Thí sinh luôn luôn quan sát kỹ phần nhập vào trên máy tính, chỉ khi tin cậy rồi mới bấm ra kết quả.
   Phân bổ thời gian không hợp lý: Quá sa đà vào câu khó, làm mất thời gian của các câu khác. Mỗi câu khó cũng chỉ là 0,2 điểm. Có lẽ không nên dùng quá 6 phút cho một câu, dù là khó.
   Không tô hết 50 câu: Dù làm được hay không cũng nên tô hết 50 câu trong phiếu TLTN. Áp dụng phương châm “tô nhầm còn hơn bỏ sót”. Tô mờ, tô sót hoặc tô 2 ô là những lỗi đáng tiếc cần tránh. Thí sinh nên dùng bút chì phù hợp, khi tô thì tô kín ô, khi tẩy thì tẩy sạch.
   Trên đây, là một vài điều mà bản thân tôi học hỏi được từ đồng nghiệp, cũng như trong quá trình giảng dạy, rất mong quí thầy cô đóng góp ý kiến và là kinh nghiệm để các em học sinh học và thi môn Toán hiệu quả hơn.

Tác giả: Nguyễn Anh Quân - Tổ Toán

Nguồn tin: Trường THPT Tuần Giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

Số: 2866/SGDĐT-GDTrH

Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023-2024

: 1702020586

lượt xem: 1604 | lượt tải:285

Số: 2802 /SGDĐT-GDTrH

Tổ chức Cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2023 - 2024

: 1702019882

lượt xem: 1216 | lượt tải:93

3159/SGDĐT-GDTX-GDCN

Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2019.

: 1575345682

lượt xem: 1133 | lượt tải:330
Tìm kiếm tài liệu

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi