BANNER

Mái trường dấu yêu.

Thứ năm - 02/06/2016 22:51

Mái trường dấu yêu.

Thấm thoát thế là đã 30 năm kể từ ngày chúng tôi rời mái trường yêu dấu để bước vào cuộc sống với tư cách một công dân trưởng thành. Trở lại trường vào dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập, sau hơn 30 năm bươn chải giữa dòng đời, những tưởng cảm giác tuổi học trò ngày xưa không bao giờ còn tìm lại được nữa bởi những lo toan thường nhật. Vậy mà hôm nay, trong buổi hội trường này, đứng trước cổng trường, đôi chân chúng tôi - những người con đi xa trở về- vẫn ngập ngừng bước và trái tim vẫn đập rộn ràng như lần đầu tiên được bước đến cổng trưởng. 30 năm, với một con người đã là non nửa cuộc đời, lứa học trò chúng tôi ngày ấy bây giờ đầu cũng đã muối tiêu, các thầy, các cô ngày ấy cũng đã người còn người mất nhưng những xúc cảm về môi trường vẫn tươi mới, vẹn nguyên như hôm nào.
          Thấm thoát thế là đã 30 năm kể từ ngày chúng tôi rời mái trường yêu dấu để bước vào cuộc sống với tư cách một công dân trưởng thành. Trở lại trường vào dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập, sau hơn 30 năm bươn chải giữa dòng đời, những tưởng cảm giác tuổi học trò ngày xưa không bao giờ còn tìm lại được nữa bởi những lo toan thường nhật. Vậy mà hôm nay, trong buổi hội trường này, đứng trước cổng trường, đôi chân chúng tôi - những người con đi xa trở về- vẫn ngập ngừng bước và trái tim vẫn đập rộn ràng như lần đầu tiên được bước đến cổng trưởng. 30 năm, với một con người đã là non nửa cuộc đời, lứa học trò chúng tôi ngày ấy bây giờ đầu cũng đã muối tiêu, các thầy, các cô ngày ấy cũng đã người còn người mất nhưng những xúc cảm về môi trường vẫn tươi mới, vẹn nguyên như hôm nào.
          Ngày xưa ấy, ngày chúng tôi đi học, trường được mở lại sau mấy năm gián đoạn vì chiến tranh, tôi vẫn nhớ như in những ngôi nhà gianh tre xiêu vẹo bên gốc cây si già, hình ảnh thầy cô với bộ quần áo bạc màu, đôi dép cao su đứng trên bục giảng, say sưa giảng bài, bỏ lại đằng sau những lo toan, khó khăn của cuộc sống, các thầy, các cô đã đem đến cho chúng tôi những chân trời mới lạ qua những bài giảng tâm huyết khiến cho lũ học trò chúng tôi quên đi cái đói, khổ, gian khó để cùng các thầy, các cô đi hết cuộc hành trình.
          Sau những giờ học, chiều chiều thầy và trò lại cùng nhau lao động để xây dựng trường, tất cả đều bằng ngôi bàn tay với phương tiện lao động là cuốc xẻng và bàn trang. Chúng tôi cùng nhau xẻ đồi, chặt tre, cắt gianh để dựng trường, dựng nhà cứ vừa học vừa lao động như vậy rồi ngôi trường cũng ra hình hài có lớp học, có sân thể dục, có vườn cây, có ao cá và có cả sân bóng nữa; tất cả đều từ ngôi bàn tay của thầy và trò chúng tôi, đó chính là địa điểm trường tiểu học số I thị trấn bây giờ.
          Tối đến bên ánh đèn dầu, thầy và trò lại cặm cụi giải những bài toán khó, cùng nhau bàn luận về bài thơ hay, một chi tiết thú vị trong một tác phẩm văn học, những khi đó ranh giới giữa thầy và trò gần như không hiện hữu, chỉ có tình cảm chân thực và trong sáng và thôi.
          Trên lớp, các thầy, các cô là người thầy nhưng sau giờ học các thầy, các cô lại là người cha, là người anh cùng chúng tôi chơi bóng đá, dạy chúng tôi đánh bóng bàn, chơi đàn ghi ta và có khi kiêm luôn cả chức năng là người thợ cắt tóc. Ngày ấy, chúng tôi học đến lớp 10 đã lớn lắm, con trai đã “galăng”, con gái đã biết làm duyên rồi. Cũng đã có những ánh mắt nửa như vô tình, nửa như cố ý cũng bắt chợt gặp nhau rồi lại như vô tình vội ngoảnh như vô khác. Các thầy, cô có khi còn phải kiêm luôn chức năng giải đáp tâm sự và thắc mắc của lứa tuổi “dở ông dở thằng” của chúng tôi ngày ấy. Nhưng tất cả chỉ có thế, trên hết và đọng lại sau cùng là tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè thật trong sáng như dòng nước suối tinh khiết xen lẫn cuộc sống đầy gian khó còn chưa đủ no cơm, ấm áo.
          Cuộc sống thầy trò chúng tôi ngày ấy thật vất vả và đạm bạc nhưng tràn đầy tình cảm và nhiệt huyết. Chính tình cảm và tấm lòng của thầy đã cho chúng tôi niềm tin vào cuộc sống, vào sự học ở một nơi ngày đó vẫn được coi là “thâm sơn cùng cốc”, tin vào một tương lai tươi sáng, giúp chúng tôi đi hết quãng đường 3 năm gian khó. Với tấm bằng tốt nghiệp cấp III trong tay, chúng tôi khấp khởi, tung tăng đến những chân trời mới vừa được mở ra, để lại đằng sau ngôi trường tranh tre với những người thầy vẫn vẹn nguyên bầu nhiệt huyết lại tiếp tục sự nghiệp trồng người với lứa học trò mới.
        Thế rồi cuộc sống cứ cuốn chúng tôi đi, thầy trò và bạn bè mỗi người mỗi ngả, bản thân tôi và nhiều bạn nữa cũng đã trải qua nhiều trường học, nhiều vị trí công tác được Đảng và Nhà nước giao cho những nhiệm vụ quản lý dù chưa phải to tát, chưa đóng góp được nhiều cho đất nước song cũng đã không phụ công dạy dỗ, bảo ban của các thầy, các cô, không mang danh là lũ “giá áo, túi cơm” như lời thầy ngày nào răn dạy.
          Sau 30 năm, chúng tôi những người con đi xa, lại cùng nhau tìm về mái trường ngày xưa để thấy lại xúc cảm năm nào tưởng đã lãng quên; tất cả lại ùa về rạo rực khi gặp gương mặt những người thầy, người bạn cũ. Những đôi mắt rưng rưng, những bàn tay nắm chặt, những tiếng reo vui nhiều khi vô nghĩa là biểu hiện chân thành nhất tình cảm của những người bạn cũ, người thầy, không thể diễn tả được thành lời.
        Ngôi trường của chúng tôi – chúng ta bây giờ đã đẹp và tiện nghi hơn rất nhiều, học trò bây giờ hạnh phúc hơn chúng tôi ngày xưa rất nhiều, các em không còn phải nhịn ăn sáng đi học như chúng tôi, các em đã được ngồi học trong những ngôi trường khang trang có phòng lab, có thư viện, có thể đã được lựa chọn những bộ quần áo hợp mode khi đi học, không phải mặc quần tích kê như chúng tôi ngày xưa; sách tham khảo, ôn thi đủ mọi loại; điều kiện học tập của các em bây giờ không kém gì học trò miền xuôi. Những gì tôi vừa kể các em sẽ cho đó là chuyện cổ tích (giống như các con tôi, khi nghe chúng tôi kể), song tôi muốn nói với các em rằng lứa tuổi học trò trung học phổ thông là quãng thời gian đẹp nhất, mang nhiều dấu ấn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Các em hãy tôn trọng nâng niu và ra sức học tập để thời gian 3 năm tại trường mãi mãi là những kỉ niệm đẹp, là những hành trang tinh thần vô giá theo các em đi suốt cuộc đời.
          Sau 40 năm xây dựng và trưởng thành, thật vui mừng vì những nỗ lực thành công của thầy và trò trong suốt quãng đường dài gian khó đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng tấm Huân chương cao quý. Chúng tôi, những người con về dự Hội, cũng cảm nhận được vinh dự và trách nhiệm của mình trong đó.
          Nhân kỉ niệm 40 năm ngày hội trường, xin có một chút tâm sự để ôn lại những kỉ niệm cũ, để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, các cô, những “người đưa đò” đã chở chúng em đến những chân trời mới. Xin kính chúc các thầy, các cô mạnh khỏe để vững bước trong sự nghiệp trồng người, chúc cho ngôi trường của chúng ta tiếp tục phát huy truyền thống 40 năm để mãi mãi là điểm sáng, là kỉ niệm đẹp của mỗi thế hệ học trò.
 
VŨ QUANG CÁC
(học sinh khoá 73 – 76)

Tác giả: Nguyễn Anh Quân

Nguồn tin: Trường THPT Tuần Giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

Số: 2866/SGDĐT-GDTrH

Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023-2024

: 1702020586

lượt xem: 228 | lượt tải:73

Số: 2802 /SGDĐT-GDTrH

Tổ chức Cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2023 - 2024

: 1702019882

lượt xem: 487 | lượt tải:39

3159/SGDĐT-GDTX-GDCN

Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2019.

: 1575345682

lượt xem: 589 | lượt tải:264
Tìm kiếm tài liệu

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi